Có 4 dấu hiệu chúng ta cần nắm rõ để xác định được hành động của giá và xác định độ mạnh yếu của thị trường:
1- Độ dốc của Sóng đẩy (sóng theo xu hướng chính) trở nên ngang dần.
Dấu hiệu này dự báo 1 mô hình đảo chiều, đà giảm sẽ kết thúc và tăng mạnh sau đó.
2- Thân nến nhỏ dần trong 1 mô hình sóng đẩy.
Tương tự như dấu hiệu 1: Dấu hiệu này cũng dự báo 1 mô hình đảo chiều, đà giảm sẽ kết thúc và tăng mạnh sau đó.
3- Độ dốc của Sóng hồi (sóng điều chỉnh, ngược xu hướng) trở nên dốc hơn.
Dấu hiệu này dự báo đà tăng sắp hết, 1 mô hình đảo chiều xuất hiện và chuyển sang xu hướng giảm.
4- Thân nến to dần trong 1 mô hình sóng hồi.
Dấu hiệu này dự báo đà tăng sắp hết, 1 mô hình đảo chiều xuất hiện và chuyển sang xu hướng giảm.
*Sau đây là 1 vài ví dụ:
*Ví dụ 1:
a- Sóng đẩy hướng lên cao, trông có vẻ như là 1 xu hướng tăng bình thường.
b- Sóng hồi hướng xuống, nhưng độ dài thân nến đang tăng dần cho với sóng hồi trước đó (trước sóng a), có điều gì đó bất thường….
c- Sóng đẩy mới xuất hiện, nhưng ngắn hơn, báo hiệu 1 mô hình pullback.
d- Sóng hồi quay lại test đáy trước đó. (175.00)
e- Sóng đẩy mới mạnh hơn, có thể duy trì xu hướng tăng.
f- Mô hình phá vỡ thất bại, Sóng hồi có thân nến to hơn, và dốc hơn. Dấu hiệu bất thường.
g- 1 Sóng yếu cho thấy nỗ lực giành lại xu hướng tăng không thành công.
Kết luận:
-Xu hướng tăng đang yếu dần. Vùng hỗ trợ hình thành quanh mốc 175, tạo thành 1 hàng rào bảo vệ xu hướng tăng.
-Tôi sẽ tìm điểm tốt để Buy hoặc đứng ngoài theo dõi, ko Sell trong thời điểm này.
-Nếu có 1 cú phá vỡ làm giá về dưới mốc 175, sẽ tạo thành mô hình Vai – Đầu – Vai, giá sẽ giảm mạnh và tôi sẽ tìm điểm tốt để Sell.
*Ví dụ 2:
a- Sóng đẩy hướng xuống thấp với 1 nến đỏ khá dài (có thể do 1 tin tức nào đấy được công bố), giá tiếp tục hướng về vùng đáy.
b- Sóng hồi với thân nến nhỏ, nhìn vẫn như 1 xu hướng giảm bình thường.
c- Sóng đẩy yếu hơn hình thành, phe Sell đi đâu hết rồi nhĩ?
d- Sóng hồi mạnh hướng đến vùng cao hơn với thân nến to. Xu hướng giảm có vẻ sắp kết thúc và chuyển thành mô hình Sideway (Range Market)
e- Phe Sell quay trở lại và cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn. Nếu giá phá xuống dưới đáy trước, xu hướng có thể trở lại. Nhưng nó đã không thể phá.
f- Phe Buy chiếm quyền kiểm soát 1 lần nữa và giá sẽ tiến đến vùng kháng cự 0.6900.
Kết luận:
-Lực Buy và lực Sell ngang ngửa tại thời điểm mà cả 2 nến tăng và giảm có độ lớn tương đương.
-Tôi sẽ tìm điểm Sell hoặc đứng ngoài theo dõi. Không Buy giai đoạn này.
-Nếu giá phá vỡ lên trên mức kháng cự 0.6900, tôi sẽ chuyển chiến lược sang Buy.
*Ví dụ 3:
a- Sóng đẩy hướng lên vùng khá cao, phá vỡ và đóng nên phía trên mức kháng cự. Thân nến rộng, cho thấy 1 đà tăng mạnh. Hy vọng đà tăng vẫn còn tiếp diễn.
b- 1 cú phá vỡ thất bại khi giá quay trở lại vùng Sideway. Thân nến rộng, cho thấy 1 đà giảm cũng mạnh tương đương sóng a. Có điều gì đó bất ổn sắp xảy ra…
c- 1 nỗ lực yếu ớt của phe Buy để đẩy giá lên. Thân nến nhỏ cho thấy phe Buy không còn mạnh nữa.
d- Phe Sell giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá xuống thấp hơn, phá vỡ mức hỗ trợ 91.00.
e- 1 lần nữa, nỗ lực yếu ớt của phe Buy để đẩy giá lên. Thân nến nhỏ, và có vẻ cũng không thành công.
f- 1 thanh nến giảm mạnh hơn cả 14 thanh nến (trong sóng e) trước đó, vùng hỗ trợ trước đó trở thành vùng kháng cự.
Kết luận:
-Phe Sell bây giờ hoàn toàn nắm quyền kiểm soát, và tôi sẽ tìm cơ hội tốt để Sell, không Buy lúc này.