Woodies Pivot Points cung cấp một cách tiếp cận độc đáo để tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn chính và phổ biến đối với các nhà giao dịch theo ngày và trong ngày. Giao dịch với Woodies Pivot Points có thể tương tự như các biến thể của Pivot Point khác. Tuy nhiên, hiểu sự khác biệt của Woodies Pivot Points là chìa khóa để phát triển lợi thế giao dịch.
Bài đọc này cung cấp các thông tin như :
- Định nghĩa Woodies Pivot Points
- Công thức tính toán
- Giao dịch với Woodies Pivot Points
- Các ưu điểm và hạn chế
KHÁI NIỆM
Woodies Pivot Points được tạo thành từ nhiều cấp độ khác nhau; được tính toán từ các điểm giá trong quá khứ, định hình khung giao dịch một cách đơn giản. Các cấp độ này bao gồm cả điểm Pivot, và nhiều mức hỗ trợ cũng như kháng cự ( lên đến 3 mức cho từng loại). Các nhà giao dịch thường sử dụng những mức này để chuẩn bị cho các biến động giá trong tương lai khi thiết lập giao dịch.

CÁCH TÍNH WOODIES PIVOT POINTS
Cách tính Woodies Pivot Points khác với các Pivot Point khác. Lý do là nó đặt trọng số vào dữ liệu giá gần đây hơn so với các biến thể khác. Nhiều người tin rằng mức giá cao và thấp là kết quả của cảm xúc trong trận chiến căng thẳng. Và giá mở cửa và đóng cửa là sự thể hiện chính xác hơn tâm trạng của thị trường.
Woodies Pivot Points = (mức cao trước đó + mức thấp trước đó + 2 x mức đóng trước đó) / 4
VỊ TRÍ CỦA GIÁ ĐỐI VỚI PIVOT | DIRECTION BIAS |
Giá trên Pivot | Xu hướng tăng giá |
Giá dưới Pivot | Xu hướng giảm giá |
R1: (2 x Pivot) – Mức thấp trước đó
R2: Pivot + Mức cao – mức thấp
R3: Mức cao + 2x (Pivot – mức thấp)
S1: (2x Pivot) – Mức cao trước đó
S2: Pivot hiện tại – (R1 – S1)
S3: Mức thấp – 2x (Mức cao – Pivot)
Cách tính Woodies Pivot Points cũng tương tự như đường trung bình động hàm mũ (EMA). Đó là nó cũng gán các hằng số lớn hơn cho phép tính. Điều này trái ngược hoàn toàn với đường trung bình SMA.
Về bản chất, việc có các hằng số lớn hơn cho các điểm giá gần đây làm cho chỉ báo nhạy hơn vì nó có thể xử lý và hiển thị thông tin gần đây nhanh hơn.
NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU VỚI WOODIES PIVOT POINTS
Các chiến lược giao dịch với Woodies Pivot Points thường là chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc các chiến lược giao dịch trong ngày. Do đó, các nhà giao dịch có thể sử dụng các Pivot Point với khung thời gian hàng ngày để định hình cho khung hành động giá hiện tại và quan sát các biểu đồ trong khung thời gian nhỏ hơn. Ví dụ như biểu đồ 15 phút, để vào lệnh, thoát lệnh và quản lý rủi ro.
Chiến lược giao dịch phạm vi trong ngày
Với các khung thời gian ngắn, Woodies Pivot thường tạo ra các vùng giá và khu vực khi giá có xu hướng dịch chuyển thường xuyên hơn. Các nhà giao dịch lúc đó luôn tìm cách tận dụng việc di chuyển của giá trong một phạm vi thì sẽ mua ở đáy và bán ở đỉnh trong phạm vi đó.
Trong biểu đồ EUR / USD bên dưới, có nhiều cơ hội để tham gia giao dịch mua và bán. Đối với các giao dịch mua, giá bật ra khỏi S1 và S2 khá thường xuyên và các nhà giao dịch có thể nhắm mục tiêu tại Pivot Point như một mức chốt lời trong khi đặt các điểm dừng ở mức hỗ trợ thấp hơn tiếp theo.
Tương tự, đối với các giao dịch bán, khi giá bật ra khỏi R1 và bản thân điểm Pivot có thể được xác định là điểm vào lệnh trong khi nhắm mục tiêu đến S1 và S2. Có thể đặt các điểm dừng lỗ tương ứng là R1 hoặc R2.
Tuy nhiên, vì giá bắt đầu giao dịch trong ngày dưới Pivot Point, nên thận trọng giữ xu hướng mua cho đến khi thị trường thay đổi. Vì vậy, trong khi các nhà giao dịch có thể tận dụng cả hai chiều của cơ hội giao dịch trong phạm vi này, thì khả năng thành công cao hơn có thể được đặt vào các giao dịch bán.

Chiến lược phá vỡ động lượng
Chiến lược này nhằm mục đích nắm bắt một sự thay đổi đột ngột về giá bằng cách sử dụng các hỗ trợ và kháng cự.
Biểu đồ GBP / NZD dưới đây trình bày một kịch bản như vậy, khi giá thoát ra khỏi phạm vi giao dịch thông thường với động lượng tăng lên – được xác nhận bởi thanh histogram màu xanh lá cây trên chỉ báo MACD.
Giá trước đó đã giao dịch dưới Pivot Point cho đến khi tăng mạnh. Tại thời điểm này, các nhà giao dịch sẽ theo dõi xem giá có tôn trọng mức R1 hay không vì họ có thể để ý đến một giao dịch ngắn hạn (đảo chiều trung bình) trở lại Pivot Point.
Sau khi giá vượt qua R1 một cách dễ dàng, các nhà giao dịch sẽ tự nhiên tránh khỏi bất kỳ trường hợp bán ngắn hạn nào và sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một giao dịch mua trong trường hợp giá được giao dịch trên R2.
Một điểm vào lệnh phù hợp sẽ nằm ngay trên R2 với mức dừng lỗ thận trọng được đặt ở R1 trong trường hợp không thể di chuyển lên cao hơn. R3 đưa ra một mục tiêu phù hợp và đảm bảo đạt được tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận dương.

NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIAO DỊCH VỚI WOODIES PIVOT POINTS
Các Woodies Pivot Points, mặc dù dựa trên Pivot cổ điển, có một số ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Chúng được liệt kê dưới đây:
CÁC ƯU ĐIỂM CỦA WOODIES PIVOT POINTS | CÁC HẠN CHẾ CỦA WOODIES PIVOT POINTS |
Áp dụng các hằng số lớn hơn (có tầm quan trọng hơn) trên các mức giá gần đây | Có thể không lý tưởng cho các nhà giao dịch dài hạn |
Có lợi cho các nhà giao dịch ngắn hạn | Các nhà giao dịch mới có thể bị hoản loạng bởi nhiều công thức và đường trên biểu đồ |
Cải thiện quản lý rủi ro của nhà giao dịch |
KẾT
Tôi hy vọng qua bài viết này sẽ có thêm một công cụ đắc lực với các nhà giao dịch trong ngày. Qua đó, bạn có thể bắt đầu kiếm được lợi nhuận trong thị trường tài chính này.
-dailyfx-