Mô hình đảo chiều bollinger bands thường xuyên xảy ra trên tất cả các thị trường tài chính. Khi được sử dụng kết hợp trong cùng một chiến lược, các tín hiệu đảo chiều của Bollinger Band® có thể cung cấp cho các nhà giao dịch tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận tốt cho cả các nhà giao dịch có kinh nghiệm cũng như người mới bắt đầu.
Bài viết này sẽ đề cập đến những nội dung cơ bản của chiến lược đảo chiều Bollinger Band®:
- Các mô hình đảo chiều của Bollinger Band là gì?
- Cách xác định mô hình đảo chiều Bollinger Band
- Các mẹo và chiến lược hàng đầu
Bài viết này giả định người đọc có hiểu biết cơ bản về Bollinger Bands®.
I. CÁC MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU BOLLINGER BAND® LÀ GÌ?
Các mô hình đảo chiều của Bollinger Band ® xảy ra khi sử dụng chỉ báo Bollinger Band®. Những tín hiệu đảo chiều này có thể xuất hiện trên tất cả các thị trường tài chính và có liên quan đến cả sự đảo chiều tăng và giảm.
Việc xác định sự đảo chiều rất đơn giản và liên quan chặt chẽ với các mô hình nến hai đáy và hai đỉnh (còn được gọi là ‘W’s’ và ‘M’s’).
II. CÁCH XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU BOLLINGER BAND®
Hướng dẫn từng bước để xác định mô hình Đảo chiều Bollinger Band® trên biểu đồ:
- Thêm chỉ báo Bollinger Band® (20 chu kỳ, 2 độ lệch chuẩn) vào biểu đồ – thường là khung thời gian hàng ngày hoặc hàng giờ
- Xác định xu hướng tăng/giảm trước đó bằng cách sử dụng hành động giá hoặc các chỉ báo
- Cô lập hai đỉnh/đáy, tùy thuộc vào xu hướng trước đó
- Tìm kiếm đỉnh/đáy đầu tiên phá vỡ dải Bollinger Band® tương ứng
- Chờ cho đỉnh/đáy thứ hai xuất hiện nhưng KHÔNG phá vỡ Bollinger Band®
- Vào lệnh từ điểm này hoặc lấy điểm vào truyền thống bằng phương pháp hai đỉnh/hai đáy, sử dụng đường viền cổ làm điểm tham chiếu
III. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH BOLLINGER BAND®
Dưới đây là ví dụ về sự đảo chiều của Bollinger Band® trên một cặp ngoại hối. Các bước trên được trình bày rõ ràng để minh họa sự đơn giản của kỹ thuật giao dịch này.
Đảo chiều giá giảm cặp NZD/USD trên biểu đồ hàng ngày
Biểu đồ dưới đây cho thấy sự đảo chiều của Bollinger Band® trên biểu đồ NZD/USD. Xu hướng được xác định là một xu hướng tăng bằng cách sử dụng chuyển động hành động giá đơn giản của mức đỉnh và mức đáy.
Đỉnh đầu tiên của mô hình hai đỉnh (“M”) được nhìn thấy vượt qua biên trên của Bollinger Band® (được đánh dấu bằng màu vàng); sau đó đỉnh thứ hai được ghi nhận nằm bên dưới so với biên trên của Bollinger Band®. Điều này cho thấy sự thiếu động lực để đẩy giá lên của phe mua.
Một số nhà giao dịch tham gia vào một vị thế bán từ thời điểm này, tuy nhiên việc sử dụng đường viền cổ (đường đứt nét) của mô hình hai đỉnh là phổ biến hơn. Nói một cách đơn giản, sự phá vỡ ở đường viền cổ sẽ kích hoạt vào lệnh bán.
Điều này có thể được thực hiện bằng một sự phá vỡ thuần túy hoặc một cây nến có giá đóng cửa nằm bên dưới đường viền cổ. Điều này hoàn toàn do nhà giao dịch quyết định.
Các mức dừng lỗ thường được lấy từ các mức cao nhất gần đây trong ví dụ này; trong khi mức giới hạn (chốt lời) có thể được xác định bằng hành động giá hoặc mức Fibonacci.
Sao bài này giống với bên https://tradafx.net/ thế nhỉ????
Tất cả các bài viết trong chuỗi bài về PTKT (TA) đều được trích từ nguồn chính là Dailyfx, một website dùng đào tạo người mới tham gia thị trường của sàn giao dịch IG (một sàn giao dịch uy tín trong thị trường).
Các bài viết của nhiều website ở Việt Nam đều copy từ các nguồn khác nhau.
Một số bài viết của chính admin thì website sẽ khác.